(0) sản phẩm
0946442233
Nước thải y tế thường phát sinh từ 2 mục đích chính là từ sử dụng cho mục đích sinh hoạt của cán bộ, nhân viên, y tá, bác sĩ và bệnh nhân trong bệnh viện, từ sử dụng cho mục đích khám chữa bệnh.
Nước thải từ các phòng điều trị, phòng phẫu thuật, phòng truyền máu, rửa phòng, vệ sinh phòng,… đây là nguồn tạo ra các chất nguy hại, phát sinh lượng lớn vi trùng, chủ yếu là virut đường tiêu hóa, bại liệt, các loại ký sinh trùng, các loại nấm. Nguồn nước thải này nếu không được xử lý sẽ là nguồn lây truyền bệnh dịch cho con người.
Nước thải y tế, trạm y tế, bệnh viện còn do các hóa chất phát sinh từ các loại thuốc, huyết thanh, vacxin quá hạn, các dung môi hữu cơ, các hóa chất xét nghiệm,… Các loại hóa chất này có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của con người. Đồng thời, việc chứa các loại kháng sinh quá hạn sẽ làm chế các vi sinh vật có trong nước tự nhiên.
Nước thải từ các hoạt động tắm, giặt vệ sinh phòng bệnh, sinh hoạt của bác sĩ, y tá, bệnh nhân,…chứa nhiều hợp chất hữu cơ dễ bị phân hủy.
Thành phần
Các chất rắn trong nước thải: Tổng chất rắn (TS), tổng chất rắn lơ lững (TSS), tổng chất rắn hòa tan (TDS), ngòai ra còn chứa các hạt dạng keo, khó lắng.
Các chỉ tiêu hữu cơ: Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), nhu cầu oxy hóa học (COD).
Các chất dinh dưỡng: Nitơ (tồn tại dưới dạng hợp chất hữu cơ, Amoni, và các hợp chất dạng oxy hóa nitrit và nitrat), Photpho (tồn tại dưới dạng Orthophotphat, Polyphotphat và Photphat hữu cơ) gây phú nhưỡng nguồn nước.
Chất khử trùng và chất độc hại: Chất khử trùng chủ yếu là các hợp chất Clo (Cloramin B, Clorua vôi. Các chất độc hại như chì (Pb), thủy ngân (Hg), Cadimi (Cd) và các hợp chất AOX (Halogen hữu cơ dễ bị hấp phụ), các chất phóng xạ phát sinh từ quá trình chụp X - quang và xét nghiệm.
Các vi sinh vật gây hại: Coliforms, Samonella typhi (gây bệnh thương hàn), Vibrio cholerae (gây bệnh tả),…các loại vi trùng từ máu, dịch đờm, phân của người bệnh.
AAO là viết tắt của các cụm từ Anaerobic (kỵ khí) – Anoxic (thiếu khí) – Oxic (hiếu khí). Công nghệ AAO là quy trình xử lý sinh học liên tục ứng dụng nhiều hệ vi sinh vật khác nhau: hệ vi sinh vật kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí để xử lý nước thải. Dưới tác dụng phân hủy chất ô nhiễm của hệ vi sinh vật mà nước thải được xử lý trước khi xả thải ra môi trường.
Công nghệ MBBR là công nghệ mới nhất hiện nay trong lĩnh vực xử lý nước thải vì tiết kiệm được diện tích và hiệu quả xử lý cao. Vật liệu làm giá thể phải có tỷ trọng nhẹ hơn nước đảm bảo điều kiện lơ lửng được. Các giá thể này luôn chuyển động không ngừng trong toàn thể tích bể nhờ các thiết bị thổi khí và cánh khuấy. Mật độ vi sinh ngày càng gia tăng, hiệu quả xử lý ngày càng cao.
Bể MBBR sẽ sử dụng nhựa (giá thể vi sinh di động mbbr) trong bể sục khí để tăng lượng vi sinh vật có sẵn để xử lý nước thải. Các vi sinh vật sẽ phân hủy hết các chất hữu cơ có trong nước thải. Tiếp đó, hệ thống thổi khí sẽ giúp khuấy trộn các giá thể trong bể nhằm đảm bảo các giá thể vi sinh được xáo trộn liên tục trong quá trình xử lý nước thải.
Vi sinh vật phát triển sẽ bám vào bề mặt giá thể nhằm hỗ trợ quá trình phân giải các chất hữu cơ trong nước thải và giúp nước thải đạt chuẩn (QCVN). Những vi sinh vật bám trên giá thể có thể là các loại vi sinh: Vi sinh hiếu khí nằm trên bề mặt giá thể, ví sinh thiếu khí, vi sinh yếm khí.
MBR là sự cải tiến của quy trình xử lý bằng bùn hoạt tính, trong đó việc tách cặn được thực hiện không cần đến bể lắng bậc. Nhờ sử dụng màng, các thể cặn được giữ lại trong bể lọc, giúp cho nước sau xử lý có thể đưa sang công đoạn tiếp theo hoặc xả bỏ / tái sử dụng được ngay.
Hố thu gom sẽ tiếp nhận nước thải từ hoạt động sinh hoạt của các bác sĩ, y tá, bệnh nhân; quá trình khử trùng, xác khuẩn dụng cụ phòng khám nha khoa;... Sau đó nước thải từ bể thu gom sẽ được bơm qua bể điều hòa.
Tại bể điều hòa nước thải được xáo trộn và thổi khí thường xuyên nhằm tránh tình trạng lắng cặn xảy ra. Bể điều hòa giúp hạn chế được tình trạng quá tải nguồn nước thải, ổn định nồng độ pH trong suốt quá trình xử lý nước thải. Nước thải tại bể điều hòa sau đó sẽ được bơm vào bể thiếu khí (Anoxic).
Tại bể Anoxic, dùng các vi sinh vật thiếu khí xử lý toàn bộ lượng Amoni và Phốtpho có trong nước thải. Trong bể thiếu khí thì hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển mạnh, xử lý N, P trong nước thải qua quy trình như sau:
Quá trình Nitrat hóa được xảy ra theo phương trình sau:
NH3 → NO3- → NO2- → NO → N2O → N2 (khí)
Quá trình khử Amoni được thực hiện bởi 2 chủng vi sinh vật là Nitrosonas và Nitrobacter. Thành phần Amoni có trong nước thải sẽ được chuyển hóa hoàn toàn thành N2 và thoát ra môi trường. Nhờ đó mà thành phần Nitơ có trong nước thải giảm xuống.
Quá trình Photphorit hóa được xảy ra theo phương trình sau:
PO4-3 Microorganism (PO4-3) dạng muối => Bùn
Chủng vi sinh vật tham gia vào quá trình trên là Acinetobacter. Các chất hữu cơ có trong nước thải sẽ được chuyển hóa thành hợp chất không chứa Phốt pho hoặc các hợp chất có chứa Phốt pho nhưng dễ bị phân hủy với vi sinh vật hiếu khí ở quá trình tiếp theo.
Nhằm tăng quá trình tiếp xúc cũng như tăng hiệu quả quá trình phản ứng. Thì trong bể Anoxic được bố trí các cánh khuấy chìm. Ngoài ra, nhằm thúc đẩy quá trình phản ứng thì trong thực tế còn sử dụng giá thể từ nhựa, đệm sinh học. Nhằm tạo môi trường cho vi sinh vật phát triển thuận lợi.
Bể Aerotank (hay còn gọi là bể sinh học hiếu khí) là bể dùng cho quy trình xử lý sinh học hiếu khí nhân tạo. Bể Aerotank hoạt động dựa trên các chủng vi sinh xử lý nước thải có khả năng oxi hóa và khoáng hóa các chất hữu cơ có trong nước thải. Tại bể Aerotank các chất thải hữu cơ sẽ được các vinh sinh vật có lợi phân hủy bằng cách là các vi sinh này dùng các chất thải hữu cơ để làm chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển.
Sau đó, nước thải từ bể Aerotank sẽ chảy sang bể màng MBR. Tại đây, nước thải sẽ thấm qua màng lọc, đi vào trong những ống mao dẫn từ trong những lỗ kích thước siêu nhỏ. Khi được lọc qua những màng này thì các tạp chất rắn, chất vô cơ, chất hữu cơ sẽ bị giữ lại.
Nước sau khi lọc sẽ được bơm hút để cho vào bể chứa nước sạch. Trong quá trình hút thì hóa chất khử trùng cũng được châm vào một cách tự động để khử trùng.
Khi áp suất chân không trong bể lớn hơn 50KPA so với mức trung bình (mức trung bình 10 - 30KPA) thì 2 ống bơm hút sẽ ngắt tự động. Cùng lúc đó, ống bơm thứ 3 sẽ bơm rửa ngược trở lại. Khi đó, màng MBR sẽ bị rung chuyển và làm cho các chất cặn bị rơi xuống phía dưới.
Một phần bùn từ bể màng MBR sẽ được tuần hòan về bể Anoxic, phần bùn còn lại sẽ được xử lý định kì.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KHẢI ANH PHÁT
Địa chỉ: 220, Đường Số 11, P. Trường Thọ, Q. Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh
Hotline: 0946.44.22.33
Email: congnghe.kap@gmail.com
Website: www.kap.vn