(0) sản phẩm
0946442233
Theo thời gian, kinh tế đất nước ngày càng phát triển, các khu đô thị lớn cũng ngày càng nhiều, dân số ở các khu đô thị lớn cũng ngày tăng lên. Ngoài việc phát triển cơ sở vật chất để đảm bảo chỗ ở, thì để đảm bảo sức khỏe là một vấn đề rất được quan tâm. Dựa trên nhu cầu đó, các trung tâm y tế và bệnh viện hình thành ngày càng nhiều.
Tùy theo quy mô thì sẽ thải ra lượng nước thải khác nhau. Nước thải y tế là một trong những mối quan tâm, lo ngại sâu sắc đối với các nhà quản lý môi trường và xã hội. Chúng có thể gây ô nhiễm môi trường và nguy hiểm đến đời sống con người. Do đó việc xử lý nước thải bệnh viện trước khi thải vào nguồn tiếp nhận là một yêu cầu thiết yếu.
Nước thải y tế là nước thải phát sinh từ các cơ sở y tế, bao gồm: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở y tế dự phòng; cơ sở nghiên cứu, đào tạo y, dược; cơ sở sản xuất thuốc. Trong nước thải y tế, ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động, thực vật, còn có những chất bẩn khoáng và chất hữu cơ đặc thù, các vi khuẩn gây bệnh, chế phẩm thuốc, chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh và có thể có các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Do đó nước thải y tế cần được thu gom và xử lý đảm bảo theo các qui định hiện hành.
Ngoài ra còn có một phần là nước thải sinh hoạt (Sinh hoạt của bệnh nhân, người chăm sóc bệnh nhân, cán bộ và công nhân của bệnh viện, từ các nhà vệ sinh, giặt giũ, rửa thực phẩm, bát đĩa, từ việc làm vệ sinh phòng bệnh..)
Lượng nước cấp của các bệnh viện trong một ngày là cơ sở để tính toán hệ thống thu gom nước thải và lựa chọn công suất của hệ thống xử lý nước thải một cách chính xác nhất. Tuy nhiên, lượng nước thải phát sinh cần được xử lý tại các bệnh viện thường được tính toán dựa trên số lượng bệnh nhân hoặc số giường bệnh (lượng nước thải tính trên bệnh nhân trong ngày). Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra một vài phương pháp ước tính lượng nước thải phát sinh như sau:
Thành phần vật lý cơ bản trong nước thải y tế gồm có: tổng chất rắn (TS); tổng chất rắn lơ lửng (TSS); tổng chất rắn hòa tan (TDS). Chất rắn hòa tan có kích thước hạt 10-8 - 10-6mm, không lắng được. Chất rắn lơ lửng có kích thước hạt từ 10-3 - 1mm và lắng được. Ngoài ra trong nước thải còn có hạt keo (kích thước hạt từ 10-5 - 10-4 mm) khó lắng.
Các chỉ tiêu hữu cơ của nước thải y tế gồm có: nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) và nhu cầu oxy hóa học (COD).
BOD5 gián tiếp chỉ ra mức độ ô nhiễm do các chất có khả năng bị oxy hoá sinh học, mà đặc biệt là các chất hữu cơ.BOD5 thường được xác định bằng phương pháp phân hủy sinh học trong thời gian 5 ngày nên được gọi là chỉ số BOD5.Có thể phân loại mức độ ô nhiễm của nước thải thông qua chỉ số BOD5 như sau:
BOD5 < 200mg/lít (mức độ ô nhiễm thấp)
350mg/l < BOD5 <500mg/lít (mức độ ô nhiễm trung bình)
500mg/l < BOD5 <750mg/lít (mức độ ô nhiễm cao)
BOD5 >750mg/lít (mức độ ô nhiễm rất cao)
COD là chỉ tiêu để đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải kể cả chất hữu cơ dễ phân huỷ và khó phân huỷ sinh học. Đối với nước thải, hàm lượng ô nhiễm hữu cơ được xác định gián tiếp thông qua chỉ số COD.
Có thể phân loại mức độ ô nhiễm thông qua chỉ số COD như sau:
COD < 400mg/lít (mức độ ô nhiễm thấp)
400mg/l < COD < 700mg/lít (mức độ ô nhiễm trung bình)
700mg/l < COD < 1500 (mức độ ô nhiễm cao)
COD > 1500mg/lít (mức độ ô nhiễm rất cao)
Trong nước thải bệnh viện tại Việt Nam, COD thường có giá trị từ 150mg/l đến 250mg/lít.
Các chất thải bệnh viện (nước thải và rác thải) khi xả ra môi trường không qua xử lý có nguy cơ làm hàm lượng nitơ và photpho trong các sông, hồ tăng. Trong hệ thống thoát nước và sông, hồ, các chất hữu cơ chứa nitơ bị amôn hoá. Sự tồn tại của NH4+ hoặc NH3 chứng tỏ sông, hồ bị nhiễm bẩn bởi các chất thải. Trong điều kiện có ôxy, nitơ amôn trong nước sẽ bị các loại vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter chuyển hoá thành nitơrit và nitơrat.
Do đặc thù hoạt động của các cơ sở y tế, đặc biệt là các bệnh viện, các hóa chất khử trùng đã được sử dụng khá nhiều, các chất này chủ yếu là các hợp chất của clo (cloramin B, clorua vôi,...) sẽ đi vào nguồn nước thải và làm giảm hiệu quả xử lý của các công trình xử lý nước thải sử dụng phương pháp sinh học.
Ngoài ra, một số kim loại nặng như Pb (chì), Hg (Thủy ngân), Cd (Cadimi) hay các hợp chất AOX phát sinh trong việc chụp X- quang cũng như tại các phòng xét nghiệm của bệnh viện trong quá trình thu gom, phân loại không triệt để sẽ đi vào hệ thống nước thải có nguy cơ gây ra ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận.
Nước thải y tế có thể chứa các vi sinh vật gây bệnh như: Samonella typhi gây bệnh thương hàn, Samonella paratyphi gây bệnh phó thương hàn, Shigella sp. gây bệnh lỵ,Vibrio cholerae gây bệnh tả,... Ngoài ra trong nước thải y tế còn chứa các vi sinh vật gây nhiễm bẩn nguồn nước từ phân như: Coliforms và Fecal coliforms, Fecal streptococci, Clostridium perfringens,…..
Công nghệ MBR là công nghệ xử lý vi sinh nước thải bằng phương pháp lọc màng. MBR là viết tắt cụm từ Membrance Bio Reactor (Bể lọc sinh học bằng màng).
Công nghệ MBR là công nghệ mới, xử lý nước thải kết hợp dùng màng với hệ thống bể sinh học.
Công nghệ MBR là sự kết hợp của cả phương pháp sinh học và lý học. Mỗi đơn vị MBR được cấu tạo gồm nhiều sợi rỗng liên kết với nhau. Mỗi sợi rỗng lại cấu tạo giống như một màng lọc với các lỗ lọc rất nhỏ mà một số vi sinh không có khả năng xuyên qua. Các đơn vị MBR này sẽ liên kết với nhau thành những module lớn hơn và đặt vào các bể xử lý .
Cơ chế hoạt động của vi sinh vật trong công nghệ MBR cũng tương tự như bể bùn hoạt tính hiếu khí. Nhưng thay vì tách bùn sinh học bằng công nghệ lắng thì công nghệ MBR lại tách bằng màng.
Quy trình xử lý nước thải bằng công nghệ MBR có thể thay thế (trong vài trường hợp) cho vai trò tách cặn của bể lắng bậc hai và bể lọc nước đầu vào. Vì vậy có thể lược bỏ bể lắng bậc hai, bể khử trùng và vận hành với nồng độ MLSS cao hơn sẽ tiết kiệm diện tích bể sinh học.
Chất lượng nước sau xử lý tốt hơn, ổn định hơn công nghệ vi sinh truyền thống. Nước sau xử lý có thể tái sử dụng.
|
Nước thải theo hệ thống được dẫn về hố thu gom. Trước khi vào bể tiếp nhận, nước thải được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ rác nhằm tránh gây tắc nghẽn đường ống và hỏng thiết bị trong quá trình vận hành.
Bể tiếp nhận có bơm chìm để bơm nước thải sang bể điều hòa. Bể điều hòa có tác dụng điều hòa tính chất và lưu lượng nước thải. Từ bể điều hòa, nước thải được bơm qua bể phân hủy sinh học trong điều kiện thiếu oxy – bể Anoxic.
Bể Anoxic bố trí giá thể vi sinh, giúp tăng diện tích bề mặt, đẩy nhanh quá trình phát triển và phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật. Nước từ bể Anoxic sẽ chảy sang bể xử lý sinh học hiếu khí Aerotank.
Bể Anoxic kết hợp với Aerotank xử lý tổng hợp: khử BOD, Nitrat hóa, khử NH4+ và khử NO3- thành N2. Nước sau bể Aerotank sẽ được chuyển tiếp sang bể lọc sinh học màng MBR.
Hệ thống màng MBR có kích thước lỗ màng bằng 0.4µm. Khi bơm chân không hoạt động nước sạch sẽ được hút qua các mao quản có kích thước bé và đi vào ngăn chứa nước. Sau xử lý còn bùn hoạt tính và các vi sinh vật sẽ được giữ lại trong hệ thống. Vì vậy, hiệu quả loại bỏ các chất ô nhiễm rất cao, nước thải bệnh viện sau xử lý luôn đạt tiêu chuẩn môi trường.
Nước sau bể lọc sinh học màng sẽ chảy qua bể ổn định nhằm ổn định nước thải trước khi được khử trùng.
Khử trùng bằng hóa chất Clo giúp xử lý triệt để vi sinh vật có hại còn lại.
Định kỳ cần tiến hành rửa màng lọc để đảm bảo hiệu quả làm việc của màng lọc. Có thể rửa bằng không khí và hóa chất.
Nước rửa màng sẽ được tuần hoàn về bể gom để tiếp tục xử lí.
Bùn dư từ hệ thống sẽ được bơm về bể chứa bùn. Phần nước tách bùn sẽ tuần hoàn về bể gom.
Sử dụng công nghệ màng MBR không cần xây dựng thêm bể lắng, kích thước bể nén bùn cũng không cần quá lớn.
Tiết kiệm chi phí, thời gian để xử lý bùn thải.
Giảm chi phí đầu tư.
Luôn đảm bảo tuyệt đối việc xử lý triệt để chất ô nhiễm trong nước thải.
Bể MBR có cơ chế vận hành đơn giản, dễ dàng. Mọi cơ chế đều được chỉnh tự đọng nên không tốn nhiều nhân công.
Thường được lắp đặt ở dạng thiết bị hợp khối nên dễ dàng cho công tác lắp đặt cũng như dời đi khi cần.
Tiết kiệm diện tích cao nhất.
Phải vệ sinh bể màng MBR định kỳ, để giúp mang lại hiệu quả lọc tốt nhất.
Vật liệu đơn giản như các thùng nhựa, cụm module composite, module hợp khối thép FT3, sắt không rỉ (Inox) cho tới bê tông cốt thép.
Việc xây dựng hệ thống này không chỉ đạt hiệu quả về chất lượng nước đầu ra mà nó còn mang lại rất nhiều lợi ích. Hệ thống sẽ giải quyết được tình hình môi trường, đảm bảo sức khỏe con người, an toàn môi trường xung quanh. Dù vẫn còn một vài mặt hạn chế nhưng hoàn toàn có thể khắc phục được khi có đội ngũ nhân viên vận hành có trình độ cao.
Môi trường Khải Anh Phát chuyên thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải y tế, phòng khám nha khoa, đa khoa, xét nghiệm, bệnh viện với đội ngũ chuyên nghiệp uy tín, giá cả hợp lý tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Bình Phước, Vĩnh Long, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Phú Quốc, Quảng Nam... Hệ thống xử lý nước thải tích hợp sẵn theo Modul, thời gian bàn giao nhanh chóng, hệ thống luôn đạt tiêu chuẩn xả thải môi trường. Hotline : 0902.337.365
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KHẢI ANH PHÁT
Địa chỉ: 220, Đường Số 11, P. Trường Thọ, Q. Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh
Hotline: 0946.44.22.33
Email: congnghe.kap@gmail.com
Website: www.kap.vn