(0) sản phẩm
0946442233
Ở Việt Nam, giáo dục luôn được xem là quốc sách hàng đầu cho ở bất kì thời kỳ nào. Hiện nay, kinh tế Việt Nam đang có xu hướng phát triển mạnh, chính vì vậy hệ thống giáo dục luôn được cải tiến và đổi mới từng ngày. Song song với lợi ích mà giáo dục mang lại, mối quan ngại lớn nhất vẫn là nước thải phát sinh từ cơ sở giáo dục, nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người và môi trường nếu như không được xử lý đúng cách.
Cơ sở giáo dục bao gồm hệ thống công lập và dân lập, áp dụng tùy theo nhu cầu của người dân.
Hệ thống giáo dục bao gồm các trường học đầy đủ các cấp từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông,…. Ngoài ra còn có hệ thống gồm các khối trường đại học, cao đẳng,….
Tại các cơ sở giáo dục, hiện nay có hình thức bán trú và nội trú. Do đó, lượng nước thải phát sinh từ mỗi cơ sở giáo dục là hoàn toàn khác nhau.
Nước thải từ nhà vệ sinh (chứa phân và nước tiểu).
Nước thải sinh hoạt thông thường từ hoạt động như: vệ sinh cá nhân, giặt giữ, lau sàn,……
Nước thải từ khu vực bếp ăn có lượng thực phẩm tồn dư: thức ăn và đồ uống thừa, dầu mỡ trong thức ăn,…..
Đối với các cấp học từ trung học cơ sở trở lên, nước thải còn phát sinh từ các phòng thí nghiệm – do đó sẽ chứa một lượng hóa chất nhất định.
Lưu lượng nước thải phát sinh từ trường học phụ thuộc vào yếu tố sau:
THÀNH PHẦN & TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI TRƯỜNG HỌC
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học. Ngoài ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm.
Nước thải khu vệ sinh thường có độ màu cao, mùi hôi thối và chứa nhiều chất ô nhiễm chủ yếu là chất hữu cơ: phân, nước tiếu, cặn bẩn lơ lửng, tạp chất và các virus, vi sinh vật gây bệnh.
Các chỉ số ô nhiễm như BOD5, COD, Photpho, Nito có nồng độ ô nhiễm cao.
Nước từ khu vực tắm giặt chứa thành phần chất tẩy rửa cao.
Nước thoát sàn chứa nhiều rác, cặn bẩn.
Nước thải trường học được thu gom từ 3 nhánh: Nước thải từ phòng thí nghiệm (nếu có), nước thải đen từ nhà vệ sinh và nước thải từ hoạt động sinh hoạt thông thường.
Nước thải từ phòng thí nghiệm trước khi được gộp vào quy trình xử lý chung sẽ được xử lý hóa lý.
Nước thải từ phòng vệ sinh sẽ được chuyển tới bể tự hoại. Tại bể tự hoại, chất thải được phân hủy dạng chất lỏng.
Nước thải sinh hoạt thông thường được chuyển đến bể tách dầu, để loại bỏ bớt lượng dầu.
Song chắn rác giúp loại bỏ rác của nước sau bể tự hoại và bể tách dầu. Nhằm tránh gây tắc nghẽn đường ống và hỏng thiết bị khi vận hành.
Bể tiếp nhận có bơm chìm để bơm nước thải sang bể điều hòa. Bể điều hòa có tác dụng điều hòa tính chất và lưu lượng nước thải.
Trong bể điều hòa được xáo trộn liên tục nhờ hệ thống cấp khí, sau đó nước được chuyển bể MBBR để bắt đầu quy trình xử lý sinh học.
Bể MBBR hiệu quả trong việc loại bỏ BOD, chất bẩn hữu cơ và vô cơ trong nước thải. Ngoài ra, MBBR giúp khử Nito, Photpho sinh hóa nhờ hoạt động của các giá thể lơ lửng. Bể MBBR hoạt động tương tự như Aerotank, nhưng MBBR không cần tuần hoàn từ bể lắng.
Sau khi xử lý bằng sinh học hiếu khí, nước thải sẽ chảy qua bể lắng Lamella. Bể lắng có nhiệm vụ lắng các bông cặn hình thành trong bể sinh học. Phần nước trong sẽ được dẫn qua bể khử trùng.
Bể khử trùng sử dụng hóa chất Clo để xử lý triệt để lượng vi sinh có hại còn lại trong nước. Sau đó sẽ thải nước ra nguồn tiếp nhận, chúng ta có thể tận dụng lượng nước sau xử lý để tưới cây trong khuôn viên trường.
Bùn từ bể MBBR và bể lắng Lamella sẽ được bơm đến bể chứa bùn. Dùng thiết bị ép bùn để loại bỏ bớt thể tích và độ ẩm. Bùn sau ép sẽ được vận chuyển đến nơi chuyên xử lý.
Nước tách từ quá trình ép bùn sẽ được tuần hoàn lên trước ngăn tiếp nhận để tiếp tục vào quy trình xử lý.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KHẢI ANH PHÁT
Địa chỉ: 220, Đường Số 11, P. Trường Thọ, Q. Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh
Hotline: 0946.44.22.33
Email: congnghe.kap@gmail.com
Website: www.kap.vn