Công Ty Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Chuyên Nghiệp, Uy Tín, Giá Tốt Nhất Tại Tp. Hồ Chí Minh

220 ĐƯỜNG 11, PHƯỜNG TRƯỜNG THỌ, THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
congnghe.kap@gmail.com
GIỎ HÀNG

(0) sản phẩm

HOTLINE

0946442233

Công Ty Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Chuyên Nghiệp, Uy Tín, Giá Tốt Nhất Tại Tp. Hồ Chí Minh
Ngày đăng: 05/08/2023 04:26 PM

    Nước thải sinh hoạt là gì?

    Nước thải sinh hoạt (tiếng anh được gọi là Domestic Wastewater) là loại nước thải phát sinh ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người tại hộ gia đình, cơ quan, trường học, bệnh viện,..

    Các hoạt động như: tắm rửa, giặt đồ, ăn uống, vệ sinh cá nhân,.. của con người đều phát sinh ra 1 lượng nước thải nhất định, ta gọi đó là nước thải sinh hoạt.

    Đặc trưng của nước thải sinh hoạt

    Thông thường nước thải sinh hoạt sẽ có màu và mùi. Tùy theo nhu cầu xả thải của mỗi người, hộ gia đình, doanh nghiệp,… mà nước thải sẽ có mùi hôi và màu khác nhau.

    Có 2 loại nước thải sinh hoạt đặc trưng. Đó là:

    • Nước thải xám: nước thải từ khu vực nhà bếp, nhà tắm, nước thải lau nhà,…

    • Nước thải đen: nước thải ở các khu vệ sinh sau bể phốt, nước tiểu, chất dịch cơ thể,...

    Nước thải có 2 tính chất: tính chất vật lý và tính chất hóa học và thành phần sinh học

    Tính chất vật lí bao gồm các chỉ tiêu như: nhiệt độ, màu sắc, độ đục, mùi của chất thải

    Tính chất hóa học bao gồm: độ pH, chỉ số DO, BOD,COD, dầu mỡ,…

    Thành phần sinh học: bao gồm nhiều loại vi sinh vật, vi khuẩn khác nhau có trong nước

    Các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt

    Nước thải sinh hoạt có mặt ở mọi nơi, ở đâu có con người ở đó có nước thải sinh hoạt.

    Trong nước thải sinh hoạt có 95% là nước và 5% là chất thải. Lượng chất thải này tuy không nhiều, nhưng trong đó lại chứa nhiều chất độc hại như: BOD­5, COD, chất rắn lơ lửng (SS), chất dinh dưỡng (N,P), chất hoạt động bề mặt, dầu mỡ, cadimi, crom và coliform,.. các chất này nếu ở nồng độ quá cao sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến con người và môi trường

    BOD ( viết tắt của từ Biochemical Oxygen Demand) có nghĩa là nhu cầu oxy hóa sinh học là lượng oxy cần cho vi sinh vật tiêu thụ để oxi sinh hóa các chất hữu cơ. Khi BOD trong nước quá cao thì sẽ lấy đi oxi của cá và các loài sinh vật dưới nước, gây chết cá và các loài thủy sinh khác.

    COD (viết tắt của từ Chemical Oxygen Demand) có nghĩa là nhu cầu oxy hóa học. Nhu cầu oxy hóa học là lượng oxi cần thiết để oxy hóa hoàn toàn cacbon hữu cơ thành CO2 và nước

    Chất rắn lơ lửng  (SS) là các chất cặn lơ lửng trong môi trường nước làm cho môi trường đục và ô nhiễm. Bám trên các chất cặn đó có thể có vi sinh vật gây bệnh kí sinh sẽ làm ảnh hưởng đến cá và các loài thủy sinh.

    Cadimi và Crom là kim loại nặng có nhiều nhất trong nước thải sinh hoạt. Những kim loại nặng này gây ảnh hưởng không nhỏ cho sinh vật thủy sinh và nó sẽ tích tụ trong bùn ở đáy sông hồ, thẩm thấu qua đất, có thể gây ra ô nhiễm đất. nếu không được xử lý thì sẽ ảnh hưởng cho hệ sinh thái cả trên cạn và dưới nước.

    Coliform là một loại mầm bênh tồn tại trong nước thải sinh hoạt, nó được xem là một mầm bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, gây ra các bệnh như thương hàn, tả, lị,…

    Dầu mỡ: gây mùi cho nước thải và cản trở quá trình khuếch tán oxi trên bề mặt.

    Chất dinh dưỡng (N,P) đây là các chất dinh dưỡng sinh ra trong nước thải nấu nướng, chất dinh dưỡng thì không có hại tuy nhiên nếu nó tồn tại một lượng quá nhiều trong nước sẽ sinh ra hiện tượng phú dưỡng hóa. Các loại tảo, bèo,.. sẽ sinh sôi và phát triển rất nhanh làm cho cá trong bị chết do không có oxi và có nhiều Nito trong nước

    Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

    Nước thải sinh hoạt được coi là một trong nhũng loại nước thải gây ô nhiễm nhất hiện nay. Nếu không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường thì sẽ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

    Chính vì vậy hiện nay có nhiều công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt được ra đời nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm.

    Các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt tiêu biểu hiện nay có thể kể đến các công nghệ sau đây:

    Công nghệ xử lý nước thải MBBR

    Là công nghệ xử lí nước thải mới nhất hiện nay vì tiết kiệm được diện tích và có hiệu quả xử lí cao. MBBR là từ viết tắt của cụm từ Moving Bed Biofilm Reactor, công nghệ này sử dụng các giá thể chuyển động lơ lửng trong nước nhờ các thiết bị thổi khí và cánh khuấy giúp cho vi sinh bám dính để phát triển và sinh trưởng. Các vi sinh này có nhiệm vụ phân hủy hết các chất hữu cơ có trong nước thải, khi mật độ vi sinh ngày càng tăng thì hiệu quả xử lý càng cao.

    Thể tích vật liệu trong bể MBBR thông thường sẽ nhỏ hơn 50% thể tích bể. các giá thể vật liệu này được làm bằng nhiều loại khác nhau, tùy theo chất lượng nước thải ta sẽ dùng giá thể phù hợp.

    Ưu điểm và nhược điểm:

    Ưu điểm:

    • Chịu được tải trọng hữu cơ cao

    • Hiệu suất xử lý BOD lớn (90%)

    • Có khả năng loại bỏ được Nito trong nước thải

    • Kích thước nhỏ không chiếm nhiều diện tích

    • Mật độ vi sinh cao

    • Dễ vận hành, sửa chữa

    • Lượng bùn phát sinh thấp

    Nhược điểm:

    • Phía sau bể MBBR cần phải có các bể lắng, bể lọc.

    • Sau một thời gian sử dụng phải thay giá thể vi sinh trách xảy ra tình trạng vỡ giá thể

    • Chất lượng của giá thể phải tốt thì vi sinh mới có khả năng bám dính cao.

    Phạm vi áp dụng: Áp dụng được cho hầu hết các loại nước thải sinh hoạt như: nhà hàng, khách sạn, nước thải sinh hoạt từ các nhà máy trong các khu công nghiệp,..

    Công nghệ xử lý nước thải AAO ( hay còn gọi là A2O)

    AAO là viết tắt của cụm từ Anerobic (kỵ khí) – Anoxic (Thiếu khí) – Oxic (Hiếu khí). Công nghệ AAO là công nghệ xử lí sinh học liên tục kết hợp cả 3 quá trình kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí. Nước thải đầu tiên sẽ được đi vào bể kỵ khí để khử hydrocacbon, kết tủa kim loại nặng, P,.. Sau đó, nước thải sẽ được đưa qua bể thứ 2 – bể anoxic, sẽ diễn ra quá trình nitrat hóa và photphorit để xử lí N và P, tiếp tục giảm BOD,COD. Tại bể hiếu khí sẽ chuyển hóa NH4 thành NO3, khử BOD, COD.

    Ưu điểm:

    • Có thể di dời nhiều địa điểm

    • Chi phí vận hành thấp

    Nhược điểm:

    • Diện tích xây dựng lớn

    • Hiệu quả xử lý của vi sinh

    • Nồng độ bùn phải luôn duy trì 3 – 5g/l không được quá cao hoặc quá thấp

    • Bắt buộc phải khử trùng nước đầu ra

    Phạm vi áp dụng: chủ yếu được áp dụng cho xử lý nước thải sinh hoạt bệnh viện.

    Công nghệ xử lý nước thải MBR

    MBR trong công nghệ xử lý nước thải là viết tắt của từ Membrane Bio Reactor, có nghĩa là công nghệ xử lý bằng bể lọc màng sinh học.

    Công nghệ này là sự kết hợp giữa vi sinh trong bể bùn hoạt tính lơ lửng và công nghệ màng lọc sợi rỗng. bùn thải sẽ được giữ lại thông qua cơ chế lọc của màng. Sợi màng MBR có kích thước khoảng cách giữa các sợi rất nhỏ nên chất lượng nước thải sau khi ra khỏi màng có chất lượng rất tốt.

    Nước thải thẩm thấu qua màng để vào ống mao quản từ các lỗ có kích thước 0.01 – 0.02 micromet, trên bề mặt màng sẽ giữa lại bùn, hất hữu cơ, vi sinh,…

    Công nghệ màng MBR có thể sử dụng cho bể sinh học kị khí và hiếu khí, trước khi đưa nước thải vào bể kỵ khí hoặc hiếu khí ta phải xử lý sơ bộ trước để trách trường hợp rác, lá cây,.. làm tắc nghẽn.

    Ưu điểm

    • Tiết kiệm diện tích do không cần sử dụng thêm các công trình phụ phụ trợ phía sau (lắng, lọc,…) và không cần bể khử trùng , kích thước bể nén bùn không quá lớn

    • Thời gian lưu trữ bùn dài

    • Chất lượng nước đầu ra luôn đạt tiêu chuẩn, it tạp chất có thể tái sử dụng lại để để tưới cây, rửa sân,.. tiết kiệm nước và chi phí

    • Vận hành đơn giản

    • Có thể thiết kế dạng modul áp dụng nhiều quy mô công trinh từ nhỏ đến lớn

    Nhược điểm

    • Có giá thành cao

    • Thường xảy ra tình trạng tắt nghẽn màng

    • Phải sử dụng hóa chất để làm sạch màng định kì 6 – 12 tháng

    Phạm vi áp dụng: màng MBR được ứng dụng rất phổ biến trong việc xử lý nước thải sinh hoạt nhà hàng

    Công nghệ xử lý nước thải SBR

    SBR là từ viết tắt của Sequencing Batch Reactor, có nghĩa là phương pháp sinh học theo mẻ.

    Đây là một dạng cải tiến của bể sinh học Arotank. Công nghệ này gồm 2 cụm bể: cụm bể Selector và cụm bể C-tech. nước sẽ đi từ bể Selector qua bể C – tech. tại bể Selector nước thải được sục khí liên tục tạo điều kiện cho quá trình xử lý hiếu khí. Sau đó nước chuyển sang bể C – tech. bể SBr hoạt động theo 1 chu kì với 5 pha: làm đầy, sục khí, lắng, rút nước và nghỉ, các chu kì này hoạt động luân phiên nhau

    Ưu điểm

    • Tiết kiệm chi phí vì không cần xây dựng bể lắng 1, bể lắng 2, bể arotank và bể điều hòa cho bể tự hoại vì đã được tích hợp sẵn trong bể SBR.

    • Dễ kiểm soát các sự cố tại bể

    • Xử lí tốt các loại nước thải có nồng độ cao, xử lý chất hữu cơ triệt để

    Nhược điểm

    • Diện tích xây dựng lớn

    • Người vận hành phải có trình độ chuyên môn cao

    • Việc bảo trì rất khó khăn và phức tạp

    • Công suất xử lý thấp

    Phạm vi áp dụng: xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị có quy mô công suất lớn.

    Dựa vào các ưu điểm, nhược điểm trên của từng loại công nghệ, ta có thể thấy mỗi công nghệ đều có điểm vượt trội riêng và có khuyết điểm riêng. Tuy nhiên, để lựa chọn công nghệ thích hợp để áp dụng ta phải đưa ra những chỉ tiêu nước thải đầu vào và đầu ra để áp dụng công nghệ tối ưu nhất cho loại nước thải cần xử lý

    Môi trường Khải Anh Phát chuyên thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải với đội ngũ chuyên nghiệp uy tín, giá cả hợp lý tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Bình Phước, Vĩnh Long, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Phú Quốc, Quảng Nam... Hệ thống xử lý nước thải tích hợp sẵn theo Module, thời gian bàn giao nhanh chóng, hệ thống luôn đạt tiêu chuẩn xả thải môi trường. Hotline : 0902.337.365

    Thông tin liên hệ:

    CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KHẢI ANH PHÁT

     Địa chỉ: 220, Đường Số 11, P. Trường Thọ,  Q. Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh

     Hotline: 0946.44.22.33

     Email: congnghe.kap@gmail.com 

     Website: www.kap.vn

    Chi nhánh 2

    Chi nhánh 1

    0
    Zalo
    Hotline