(0) sản phẩm
0946442233
Nước thải sinh hoạt chứa một lượng lớn lượng rác thải, các chất hữu cơ, vô cơ, chất rắn, vi khuẩn,... Những loại nước thải này và nước thải nhà vệ sinh sẽ thải ra ngoài môi trường gây ô nhiễm cục bộ. Nếu không có hệ thống xử lý nước thải khu dân cư đúng cách và đúng quy trình thì tình trạng ô nhiễm sẽ càng nghiêm trọng hơn nữa.
Môi trường nguồn nước khu dân cư, đô thị ô nhiễm nghiêm trọng
Nước thải khu dân cư bao gồm nước thải từ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người dân. Chủ yếu là nước thải tắm, nấu ăn, bể phốt, giặt dũ,.. Hiện nay, việc xây dựng Hệ thống xử lý nước thải khu dân cư có tiến hành song vẫn chưa được quan tâm sát sao.
Các khu vực ngoại ô, nước thải sinh hoạt chủ yếu thoát theo hệ thống ống thoát nước. Hệ thống nước thải này sẽ được thải trực tiếp ra ao hồ, sông ngòi, kênh rạch,...
Nước thải sinh khu dân cư bao gồm 2 loại:
Nước mưa đọng lại sau mỗi trận mưa.
Nước thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, tắm rửa, giặt dũ, các chất rửa trôi từ việc vệ sinh nhà cửa,…
Ngoài ra, nước thải khu dân cư còn bao gồm cả nước thải ở các cơ quan, bệnh viện, trường học, chợ,...
Nước thải khu dân cư bao gồm nước mưa và nước thải sinh hoạt hằng ngày
Nước thải khu dân cư bao gồm nước thải sinh hoạt và nước mưa.
Nước mưa được quy ước là nước sạch. Vì vậy, nước mưa không cần thu gom và xử lý.
Nước thải sinh hoạt phát sinh 2 nguồn chính:
Nước thải từ nhà vệ sinh chứa các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, vi khuẩn và chất dinh dưỡng N, P.
Nước thải từ các hoạt động như: giặt đồ, nấu nướng, chất tẩy rửa,...
Nếu trong khu dân cư có các nhà hàng, siêu thị, hồ bơi… thì các cơ sở này sẽ phát xử lý nước thải trước khi thải vào Hệ thống xử lý nước thải khu dân cư.
Theo QCVN 14:2008/BTNMT nước thải của các khu dân cư cần được xử lý và giới hạn giá trị cho phép trong bảng như sau: