(0) sản phẩm
0946442233
Nước thải phát sinh trong các nhà hàng chủ yếu là nước thải sinh hoạt và được phát sinh từ ba nguồn chủ yếu sau đây:
Lượng nước thải phụ thuộc vào số lượng khách hàng, quy mô nhà hàng nhỏ hay lớn mà sẽ phát sinh lượng nước thải khác nhau.
Nước thải nhà hàng chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, các thành phần vô cơ và vi sinh vật gây bệnh.
Chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt ở các nhà hàng bao gồm: protein (40 – 50 %), hydratcacbon ( 40 – 50%), chất béo ( 5 – 10%).
Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150 – 450 mg/l
Tính chất
Nước thải tại các nhà hàng, quán ăn thông thường chứa rất nhiều dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt, các chất rắn lơ lửng, đặc biệt là nước thải nhà hàng còn chứa nhiều cặn rác thực phẩm. Các chất này phát sinh từ quá trình chế biến thực phẩm và rửa các dụng cụ nhà bếp.
Nước thải nhà hàng phát sinh từ quá trình hoạt động, vệ sinh của khách hàng nên chứa nhiều hợp chất hữu cơ, nước thải cũng như chất thải của nhà vệ sinh, nhà tắm chứa hàm lượng chất rắn cao, nhiều Nito và trong nước thải nhà hàng cũng chứa rất nhiều vi sinh vật, mầm bệnh gây bệnh
Trong nước thải nhà hàng có chứa nhiều chất ô nhiễm, tuy nhiên các chất ô nhiễm nhất và đặc trưng nhất thường thấy là BOD5, COD, N, P, dầu mỡ, chất tẩy rửa và một số vi sinh vật có trong phân có thể gây bệnh cho con người.
BOD5 : BOD5 gián tiếp chỉ ra mức độ ô nhiễm do các chất có khả năng bị oxy hoá sinh học, mà đặc biệt là các chất hữu cơ. BOD5 thường được xác định bằng phương pháp phân hủy sinh học trong thời gian 5 ngày nên được gọi là chỉ số BOD5.
COD: COD là chỉ tiêu để đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải kể cả chất hữu cơ dễ phân huỷ và khó phân huỷ sinh học. Đối với nước thải, hàm lượng ô nhiễm hữu cơ được xác định gián tiếp thông qua chỉ số COD.
Các chất dinh dưỡng (N,P): đây là các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của vi sinh vật và thực vật. Trong nước, nitơ tồn tại dưới dạng nitơ hữu cơ, nitơ amôn, nitơ nitrit và nitơ nitrat. Nitơ gây ra hiện tượng phú dưỡng và độc hại đối với nguồn nước sử dụng ăn uống. Phốt pho trong nước thường tồn tại dưới dạng orthophotphat (PO43-, HPO42-, H2PO4-, H3PO4) hay polyphotphat [Na3(PO3)6] và phốt phát hữu cơ. Phốt pho là nguyên nhân chính gây ra sự bùng nổ tảo ở một số nguồn nước mặt, gây ra hiện tượng tái nhiễm bẩn và nước có màu, mùi khó chịu.
Dầu mỡ: dầu mỡ nhẹ hơn nước và không tan trong nước, có độ kết dính cao nên khi xả ra ống thoát nước sẽ gây bám dính, cản trở dòng chảy gây tắc nghẽn hệ thống thu gom nước thải. Ngoài ra dầu mỡ trên bờ mặt nước sẽ cản trở quá trình khuếch tán oxy, làm giảm quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước. Khi nước thải nhà hàng xả ra môi trường mà không xử lý thì lượng dầu mỡ có khả năng ngấm vào đất, nước ngầm làm cho đất bị ô nhiễm, nước ngầm có mùi hôi gây ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và sức khỏe con người.
Chất tẩy rửa có trong nước thải khi thải ra môi trường sẽ làm tiêu hao lượng khí hòa tan có trong nước, làm cho cá ngạt thở và chết. Bên cạnh đó, chất tẩy rửa còn gây hại đối với các sinh vật thủy sinh, dễ tạo nên các loại cá dị dạng. Ngoài ra, sunfat ở trong chất tẩy rửa khi xả ra nguồn nước sẽ làm cho nước trở nên nhiều chất dinh dưỡng phá hoại môi trường sinh thái của nước. Không chỉ gây ô nhiễm môi trường, các chất tẩy rửa trong nước thải nhà hàng khi xả ra môi trường còn trở thành mối họa đối với sức khỏe con người. Trong chất tẩy rửa có khoảng 70.000 hóa chất, khi con người sử dụng phải có thể gây hại cho tiêu hóa, dị ứng, ung thư, khuyết tật cho trẻ khi bà mẹ mang thai,…
Vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh: Coliform, Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hóa, bại liệt, các loại kí sinh trùng, nấm,… gây ra các bệnh lan truyền bằng đường nước như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, vàng da.
Ở nước ta hiện nay, nước thải nhà hàng thông thường sẽ được xử lý thông qua hệ thống bể phốt tuy hệ thống bể phốt có đạt được một số kết quả nhất định nhưng nhìn chung hệ thống xử lý này còn nhiều tồn đọng.
Khoảng 60 – 70 % cặn bã không phân hủy được, hàm lượng các kim loại nặng và BOD còn ở mức cao, nhiều chất độc hại, vi khuẩn gây bệnh chưa được xử lý được thải ra môi trường.
Các nguồn nước từ nhà tắm, máy giặt, nhà bếp được xả thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước công cộng đã làm cho các kênh, mương, sông và hệ thống thoát nước của các thành phố lớn, khu dân cư bị ô nhiễm nặng.
Chính vì thế nước thải nhà hàng trước khi thải ra môi trường ngoài cần phải xử lý đạt quy chuẩn nếu không sẽ gây hại cho con người và môi trường
|
Thuyết minh quy trình 1
Bước 1: nước thải nhà hàng được thu gom bằng đường ống vào bể thu gom. Tại đây toàn bộ nước thải sẽ đi qua song chắn rác để loại bỏ rác thải có kích thước lớn. Nước thải ở bể thu gom được ổn định trước khi đưa vào các công trình xử lý phía sau.
Bước 2: Nước thải từ hố gom sẽ được chuyển vào bể điều hòa. Bể điều hòa có chức năng ổn định lưu lượng và nồng độ. Phía dưới bể điều hòa có lắp 1 hệ thống sục khí liên tục đẻ tránh hiện tượng lắng cặn và phân hủy kỵ khí gây mùi hôi khó chịu. Sau đó nước thải được đưa qua bể Anoxic
Bước 3: Tại bể Anoxic, dùng các vi sinh vật thiếu khí xử lý toàn bộ lượng Amoni và Photpho có trong nước thải. Trong bể thiếu khí thì hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển mạnh giúp xử lý N, P trong nước thải qua quy trình như sau:
Quá trình Nitrat hóa được xảy ra theo phương trình sau:
NH3 à NO3- à NO2- à NO à N2O à N2 (khí)
Quá trình khử Amoni được thực hiện bởi 2 chủng vi sinh vật là Nitrosonas và Nitrobacter. Thành phần Amoni có trong nước thải sẽ được chuyển hóa hoàn toàn thành N2 và thoát ra môi trường. Nhờ đó mà Nito có trong nước thải giảm xuống.
Quá trình Photphorit hóa được xảy ra theo phương trình sau:
PO43- Microorganism (PO43-) dạng muối à Bùn
Chủng vi sinh vật tham gia vào quá trình trên là Acinetobacter. Các chất hữu cơ có trong nước thải sẽ được chuyển hóa thành hợp chất không chứa phốt pho hoặc các hợp chất có chứa phốt pho nhưng dễ bị phân hủy với vi sinh vật hiếu khí ở quá trình tiếp theo.
Nhằm tăng quá trình tiếp xúc cũng như tăng hiệu quả quá trình phản ứng. Thì trong bể Anoxic được bố trí các cánh khuấy chìm. Ngoài ra, nhằm thúc đẩy quá trình phản ứng thì trong thực tế còn sử dụng giá thể từ nhựa, đệm sinh học. Nhằm tạo môi trường cho vi sinh vật phát triển thuận lợi.
Bước 4: Nước thải từ bể Anoxic sẽ được đưa qua bể Arotank. Bể Aerotank hoạt động dựa trên các chủng vi sinh xử lý nước thải có khả năng oxi hóa và khoáng hóa các chất hữu cơ có trong nước thải. Tại đây các chất thải hữu cơ sẽ được các vi sinh vật có lợi phân hủy bằng cách là các vi sinh này dùng các chất thải hữu cơ để làm chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển.
Quá trình này có thể diễn giải bằng phương trình sau:
CxHyOz + O2 — Enizyme —> CO2 + H2O + H
Trong giai đoạn này, những bùn hoạt tính được hình thành và phát triển nhanh chóng. Tốc độ oxi hóa càng cao thì tốc độ tiêu thụ khí oxi cũng diễn ra càng nhanh. Ở thời điểm này, lượng dinh dưỡng trong các chất thải cao nên tốc độ sinh trưởng phát triển của vi sinh rất lớn. Cũng vì vậy mà nhu cầu tiêu thụ oxi trong bể Aeroten rất lớn.
Quá trình tổng hợp tế bào mới
CxHyOz + NH3 + O2 — Enizyme —> CO2 + H2O + C5H7NO2 – H
Ở quá trình thứ 2 này, các vi sinh vật đã phát triển ổn định và nhu cầu tiêu thụ oxi của chúng cũng không có sự thay đổi quá nhiều. Cũng tại đây, các chất hữu cơ được phân hủy nhiều nhất. Đồng thời, hoạt lực của Enzym trong bùn hoạt tính cũng đạt mức cực đại.
Quá trình phân hủy nội bào
C5H7NO2 + 5O2 — Enizyme —> 5CO2 + 2H2O + NH3 ± H
Trong giai đoạn này, tốc độ tiêu thụ oxi trong bể lại tiếp tục tăng cao. Theo nguyên lý làm việc của bể Aerotank thì giai đoạn này là lúc Nitrat hóa các muối Amoni. Ngay sau đó thì nhu cầu tiêu thụ oxi lại tiếp tục giảm xuống.
Bước 5: Sau quá trình xử lý tại bể Arotank thì nước thải được đưa sang bể lắng. Tại đây các bông bùn được tách ra khỏi nước và lắng xuống, phần nước trong sẽ được chạy sang bể khử trùng.
Phần bùn lắng xuống được bơm bùn tuần hoàn về bể Arotank để duy trì nồng độ bùn hoạt tính khi cần thiết. Nếu lượng bùn trong bể dư thì sẽ được bơm về bể chứa bùn để xả bỏ.
Bước 6: Nước sau bể lắng sẽ được dẫn sang bể khử trùng. Tại đây sẽ được chăm clorine để diệt vi khuẩn, virus gây bệnh. Nước sau khử trùng được dẫn ra nguồn tiếp nhận đạt QCVN 14:2008/BTNMT cột B
Dễ vận hành
Xử lý hiệu quả các chất hữu cơ N và P
Lượng bùn phát sinh nhiều
Chiếm diện tích lớn
Chi phí xây dựng cao
Bước 1: nước thải nhà hàng được thu gom bằng đường ống vào bể tách dầu mỡ. Tại đây toàn bộ nước thải sẽ đi qua song chắn rác để loại bỏ rác thải có kích thước lớn. Nước thải ở bể tách dầu mỡ sẽ được loại bỏ phần dầu mỡ, tránh tình trạng mỡ sẽ đóng khối và làm tắc nghẽn các công trình phía sau
Bước 2: nước thải sau khi ở bể tách dầu mỡ sẽ được đưa qua hố thu gom. Nước thải ở bể thu gom được ổn định trước khi đưa vào các công trình xử lý phía sau.
Bước 3: Nước thải từ hố gom sẽ được chuyển vào bể điều hòa. Bể điều hòa có chức năng ổn định lưu lượng và nồng độ. Phía dưới bể điều hòa có lắp 1 hệ thống sục khí liên tục đẻ tránh hiện tượng lắng cặn và phân hủy kỵ khí gây mùi hôi khó chịu. Sau đó nước thải được đưa qua bể Anoxic.
Bước 4: Tại bể Anoxic, dùng các vi sinh vật thiếu khí xử lý toàn bộ lượng Amoni và Photpho có trong nước thải. Trong bể thiếu khí thì hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển mạnh giúp xử lý N, P trong nước thải qua quy trình như sau:
NH3 à NO3- à NO2- à NO à N2O à N2 (khí)
Quá trình khử Amoni được thực hiện bởi 2 chủng vi sinh vật là Nitrosonas và Nitrobacter. Thành phần Amoni có trong nước thải sẽ được chuyển hóa hoàn toàn thành N2 và thoát ra môi trường. Nhờ đó mà nito có trong nước thải giảm xuống.
PO43- Microorganism (PO43-) dạng muối à Bùn
Chủng vi sinh vật tham gia vào quá trình trên là Acinetobacter. Các chất hữu cơ có trong nước thải sẽ được chuyển hóa thành hợp chất không chứa phốt pho hoặc các hợp chất có chứa phốt pho nhưng dễ bị phân hủy với vi sinh vật hiếu khí ở quá trình tiếp theo.
Nhằm tăng quá trình tiếp xúc cũng như tăng hiệu quả quá trình phản ứng. Thì trong bể Anoxic được bố trí các cánh khuấy chìm. Ngoài ra, nhằm thúc đẩy quá trình phản ứng thì trong thực tế còn sử dụng giá thể từ nhựa, đệm sinh học. Nhằm tạo môi trường cho vi sinh vật phát triển thuận lợi.
Bước 5: tại bể hiếu khí MBR này, màng lọc sinh học MBR sẽ làm nhiệm vụ lọc (vi lọc). Kích thích lỗ màng rất nhỏ (0.01 – 0.02 micromet, nhỏ hơn kích thước của nhiều loại vi khuẩn) nên bùn và các chất cặn lơ lửng sẽ được giữ lại trong bể.
Phần bùn tại bể MBR 1 phần sẽ được tuần hoàn về bể Anoxic, phần bùn dư sẽ được đưa về bể chứa bùn.
Bước 6: Nước sau bể lắng sẽ được dẫn sang bể khử trùng. Tại đây sẽ được chăm clorine để diệt vi khuẩn, virus gây bệnh. Nước sau khử trùng được dẫn ra nguồn tiếp nhận đạt QCVN 14:2008/BTNMT cột B.
Tiết kiệm diện tích vì không cần xây dựng nhiều bể
Vận hành dễ dàng
Dễ kiểm soát sự cố
Cấu tạo đơn giản
Hiệu quả xử lý cao
Màng MBR có thể xử lý triệt để các tạp chất, vi khuẩn,… mà phía sau không cần các bể phụ trợ khác, kích thước bể nén bùn không quá lớn.
Có thể thiết kế dạng modul áp dụng nhiều quy mô công trình từ nhỏ đến lớn.
Hệ thống thổi khí dễ bị tắc do bùn
Định kì rửa màng MBR bằng hóa chất 6 – 12 tháng
Dựa vào ưu điểm và nhược điểm của 2 quy trình. Ta có thể thấy tại quy trình 2 có lợi về mọi mặt hơn quy trình 1. Tuy giá thành của màng MMR khá cao, nhưng đây không thể xem là nhược điểm vì đầu tư một lần nhưng lợi ích của màng MBR là tốt và tiết kiệm hơn rất nhiều về sau. Chúng ta nên lựa chọn quy trình 2 hơn quy trình 1.
Môi trường Khải Anh Phát chuyên thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải với đội ngũ chuyên nghiệp uy tín, giá cả hợp lý tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Bình Phước, Vĩnh Long, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Phú Quốc, Quảng Nam... Hệ thống xử lý nước thải tích hợp sẵn theo modul, thời gian bàn giao nhanh chóng, hệ thống luôn đạt tiêu chuẩn xả thải môi trường. Hotline : 0902.337.365
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KHẢI ANH PHÁT
Địa chỉ: 220, Đường Số 11, P. Trường Thọ, Q. Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh
Hotline: 0946.44.22.33
Email: congnghe.kap@gmail.com
Website: www.kap.vn